[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
Niềng răng ốc nông rộng là hình thức chỉnh nha tháo lắp sử dụng các dụng cụ có cung môi, lo xo và ốc nong để nới rộng xương hàm, hỗ trợ quá trình dịch chuyển của răng diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn. Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện niềng răng ốc nông hoặc không để đảm bảo mang lại hiệu quả chỉnh nha cao nhất.
Niềng Răng Ốc Nông Rộng Áp Dụng Cho Những Trường Hợp Nào?
Sự cân đối của răng, vòm hàm cùng khuôn mặt có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nắn chỉnh răng. Niềng răng ốc nông rộng sẽ được ứng dụng trong các trường hợp cần nong hàm để tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển, điều chỉnh sự cân đối cho hàm, tạo độ nghiêng cho mặt răng, cụ thể như sau:
Trường hợp niềng răng nhưng hòm hàm quá hẹp, quá nhỏ so với tổng thể khuôn mặt. Xem thêm: Nong hàm khi niềng răng
Vòm hàm không đủ khoảng trống cho răng di chuyển
Hàm răng bị sai lệch, méo, mất cân đối.
Áp dụng hiệu quả ở cả người lớn lẫn trẻ em
Tại Sao Phải Thực Hiện Niềng Răng Ốc Nông Rộng?
Trong các trường hợp cung hàm hẹp, lệch méo không cân đối hay không đủ khoảng trống dịch chuyển răng thì thực hiện niềng răng ốc nông rộng là bắt buộc.
Hạn chế tình trạng buộc phải nhổ răng do thiếu khoảng trống.
Niềng răng ốc nông rộng hàm giúp việc ăn uống dễ dàng hơn.
Niềng răng ốc nông rộng giúp hỗ trợ tốt nhất cho quá trình chỉnh nha.
Hỗ trợ tốt nhất cho quá trình niềng răng chỉnh nha, tránh sai lệch hoặc chỉnh nha nhưng không cho hiệu quả cao như mong đợi.
Dụng cụ có thể dễ dàng tháo lắp để vệ sinh.
Điều chỉnh hiệu quả, mang lại khung hàm cân đối với khuôn mặt.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo khách hàng phải đeo khí cụ niềng răng ốc nông rộng thường xuyên, theo đúng thời gian chỉ dẫn, lưu ý vệ sinh bộ dụng cụ và hạn chế ăn những thức ăn dai, cứng để đảm bảo kết quả chỉnh nha cao nhất.
Nguồn: http://benhvienniengrang.com/khay-nieng-rang-trong-suot/
Niềng răng là gì?
Niềng răng thẩm mỹ là phương pháp mà các bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ nha khoa, cố định hoặc tháo lắp tùy vào nhu cầu của từng khách hàng cụ thể để tác dụng lực lên răng, giúp nắn chỉnh răng dần dần, từng chút một về đúng vị trí mong muốn. Như vậy, khác với chỉnh nha phẫu thuật, chỉnh nha không phẫu thuật bằng niềng răng không cho tác dụng ngay mà nắn chỉnh răng từng chút một và đòi hỏi thời gian nhất định cho từng giai đoạn chỉnh nha cụ thể. Xem thêm: Niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt
Với niềng răng hiện đại, bạn có thể cải thiện hầu hết mọi khuyết điểm do răng như: răng hô, răng vẩu, răng móm, răng mọc lệch lạc, hô răng ở một hàm…
Như đã chia sẻ ở trên, để chắc chắn có kết quả cao và không ảnh hưởng đến sức khỏe khách hàng, niềng răng đòi hỏi phải kiên trì qua từng giai đoạn chứ không thể niềng răng cấp tốc trong thời gian nhanh chóng. Thông thường, một ca điều trị niềng răng sẽ được chia thành các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1 ( 2 – 6 tháng đầu): Sắp xếp đều các răng trên hàm.
Giai đoạn 2 (3 – 6 tháng tiếp theo): Điều chỉnh trục các răng.
Giai đoạn 3 (6 – 9 tháng sau đó): Điều chỉnh toàn bộ khớp cắn.
Giai đoạn 4 (6 – 9 tháng cuối cùng): Duy trì sự ổn định của các răng.
Như vậy, thời gian niềng răng nhanh nhất là sau 18 tháng, quá trình chỉnh nha hoàn thành và khách hàng có thể sở hữu nụ cười xinh xắn như mong đợi. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là thời gian thông thường, thời gian cụ thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ lệch lạc của răng, độ khó dễ của hàm, phương pháp được lựa chọn…
Tốt nhất là bạn nên trực tiếp dành thời gian đến trung tâm nha khoa để các bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị cũng như thời gian chính xác cho từng giai đoạn, từ đó chủ động hơn trong chỉnh nha làm đẹp. Hơn nữa, có rất nhiều phương pháp chỉnh nha hiện đại, bạn có thể cùng với bác sĩ tư vấn lựa chọn ra phương pháp phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất cho trường hợp của mình.
Nguồn: http://benhvienniengrang.com/nieng-rang-di-du-hoc-co-anh-huong-den-ket-qua-dat-duoc-khong/
1. Cao răng màu đen là gì?
Mảng bám trên răng thực ra là một lớp màng mỏng tự nhiên, hình thành liên tục trên răng, có đặc tính hơi nhờn dính nên dễ dàng kết hợp với các vi khuẩn và thức ăn tích tụ lại. Lâu dần, dưới tác động của môi trường axit trong khoang miệng, những mảng bám này sẽ dần dần bị vôi hóa và cứng chắc hơn. Xem thêm: cao răng dưới lợi
Thông thường cao răng sẽ có màu trắng ngà, vàng, nâu, đen. Trong đó, cao răng màu đen là do bề mặt của chúng thường có độ nhám, xù xì nhất định, vì thể, các loại thực phẩm có màu khi đi qua sẽ nhanh chóng bám lại, dần dần trở nên đen xỉn.
Tác hại của cao răng tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng không nên bỏ qua. Bởi cao răng là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến tình trạng răng bị vàng ố, đen xỉn, hơi thở hôi hay các bệnh lý nghiêm trọng hơn như sâu răng, viêm nha chu
2. Lấy cao răng màu đen bằng các biện pháp tự nhiên
Từ xa xưa, các cụ ta đã biết cách làm thế nào để lấy cao răng ra khỏi hàm bằng những cách đơn giản từ thiên nhiên. Ngày nay, các phương pháp đó vẫn được truyền lại và được khá nhiều người ưa chuộng, lựa chọn để loại bỏ cao răng, lấy lại hàm răng trắng sạch.
– Tự lấy cao răng bằng dầu oliu
Dầu oliu không chỉ có tác dụng với da và tóc mà còn rất hiệu quả trong việc đánh bật những mảng bám cao răng cứng đầu ra khỏi khoang miệng.
Cách sử dụng dầu oliu để lấy cao răng khá đơn giản. Đầu tiên, bạn nên chuẩn bị sẵn một miếng vải hoặc bông gòn sạch rồi chấm vào dầu oliu và chà nhẹ nhàng lên thân răng và cổ răng. Sau khi dầu oliu đã ngấm và dần làm các cao răng rã ra thì bạn hãy chải lại răng bình thường.
Với cách lấy cao răng này, bạn nên thực hiện đều đặn khoảng 2 – 3 tuần/lần. Sau một thời gian kiên trì, bạn sẽ thấy những cao răng màu đen dần biến mất và hàm răng trở nên sáng bóng hơn.
– Tự lấy cao răng bằng baking soda
Baking soda từ lâu đã được biết đến như một loại “thần dược” giúp làm răng trắng sáng. Tuy nhiên, để những cao răng màu đen được loại bỏ thì bạn cần lưu ý thực hiện cách này cẩn thận và tỉ mỉ hơn theo đúng hướng dẫn sau:
Lấy khoảng ½ muỗng café bột baking soda và hòa với một chút nước ấm, trộn đều thành hỗn hợp sền sệt. Sau khi đánh răng xong, bạn có thể sử dụng hỗn hợp này để bôi lên toàn bộ cổ răng và dưới nướu, chà xát cho các hoạt chất thấm dần vào men răng trong một vài phút. Cuối cùng, hãy súc miệng và đánh răng như bình thường.
Nguồn: http://laycaorang.org/chay-mau-chan-rang-khi-dang-mang-thai-dieu-tri-nhu-nao/
1/ Tác dụng của việc lấy cao răng
Để biết vì sao cần phải lấy cao răng và tác dụng của việc lấy cao răng là gì, bạn cần phải biết cao răng là gì và tác hại của chúng ra sao.
Cao răng thực chất là những cặn cứng của muối vô cơ gồm canxi carbonat và phosphate phối hợp với vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng, vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô cùng với sự lắng đọng của huyết thanh tạo nên. Xem thêm: lấy cao răng có hại gì không
Những mảng bám màu vàng trên thân răng và quanh cổ răng là cao răng mà mắt thường có thể nhận biết được, tuy nhiên sự xuất hiện của cao răng nằm sâu dưới nướu thì bạn khó có thể quan sát được và cần có chuyên môn của nha sỹ mới có thể nhận biết và làm sạch được.
Sự tồn tại của cao răng chứa nhiều vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở nướu và quanh răng. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh, cao răng là nguồn gốc dẫn đến các bệnh như viêm nướu với các biểu hiện chảy máu chân răng, miệng có mùi hôi.
Cao răng cũng có thể ê buốt khi ăn uống, gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương, nặng hơn có thể khiến răng lung lay và rụng, thậm chí còn gây áp xe xương ổ răng. Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng, các bệnh niêm mạc miệng, viêm amidan, viêm họng…
Về bản chất, tác dụng của lấy cao răng là giúp loại bỏ vi khuẩn, hạn chế tối đa những bệnh lý răng miệng, giúp bảo vệ chân răng. Một khi các mảng cao răng được loại bỏ, sẽ không còn chỗ cho vi khuẩn trú ẩn, vì vậy sẽ phòng ngừa được bệnh viêm nướu, viêm nha chu. Khi phần cao răng chứa vi khuẩn được loại bỏ thì phần nướu cũng sẽ khỏe mạnh hơn, ôm sát khít chân răng và giảm tình trạng chảy máu chân răng mùi hôi của hơi thở…
Do đó, 4-6 tháng/lần bạn nên đi thăm khám răng miệng và lấy cao răng. Tác dụng của lấy cao răng định kỳ này sẽ giúp loại bỏ 90% nguy cơ các bệnh lý răng miệng.
2/ Công nghệ lấy cao răng an toàn hiện nay
Trước kia, việc lấy cao răng được tiến hành với các dụng cụ cầm tay nên ít nhiều sẽ tác động đến nướu và gây chảy máu chân răng, ê buốt, thậm chí có trường hợp còn bị nhiễm trùng kéo dài. Điều này làm không ít người lo sợ với việc lấy cao răng.
Hiểu được những lo lắng đó, các chuyên gia nha khoa hàng đầu đã cho ra đời công nghệ lấy cao răng siêu âm. Công nghệ mới lấy cao răng bằng sóng siêu âm chỉ tác động làm bong bật các mảng bám cao răng mà không tác động đến nướu, do đó không gây chảy máu chân răng hoặc ê buốt.
Thao tác đánh bóng mặt răng cuối quy trình giúp tăng độ trơn láng cho bề mặt răng và kéo dài tối đa thời gian tái bám của máng bám cao răng.
Nguồn: http://laycaorang.org/thoi-gian-cao-voi-rang-bao-lau-1-lan/
1. Những đặc điểm cơ bản của răng hô là gì?
Trước hết, với thắc mắc răng hô là gì, răng hô là răng như thế nào? Đó là răng mọc sai lệch, có thế răng không chuẩn so với phương thẳng đứng, chồng chéo lên nhau gây ra tình trạng hô do răng.
Cũng có khi răng mọc chuẩn nhưng xương hàm đưa ra quá mức so với trán và mũi cũng dẫn đến tình trạng hô do xương hàm.
Hai nguyên nhân răng hô này được xác định chính xác nhất khi được khảo sát bằng máy chụp phim. Nếu bằng mắt thường bạn chỉ có thể ước lượng tương đối. Xem thêm: 2 răng cửa bị vẩu
2. Những hướng dẫn giúp bạn biết răng hô là răng như thế nào
Muốn biết răng hô là răng như thế nào bạn hãy quan sát những chiếc răng của mình thật kỹ theo các phương: trực diện, nghiêng trái – phải, thẳng đứng trên – dưới nhờ những chiếc gương. Cũng có cách khác là bạn chụp ảnh khuôn mặt theo các tư thế này. Nhớ là chụp toàn mặt và cận răng. Sau đó thì đối chiếu với những hướng dẫn sau đây nhé:
Quan sát ảnh cận răng, bạn thấy những chiếc răng không song song tương đối với đường thẳng đứng thì có nghĩa răng bạn bị hô
Ngậm răng lại và cảm nhận rìa răng hàm dưới không chạm vào khoảng 1/3 mặt lưỡi thân răng hàm đối diện tính từ chân răng xuống thì có nghĩa khuôn răng có sự sai lệch. Sự sai lệch này sẽ bắt nguồn do răng hoặc do xương hàm (khi bạn thấy răng mọc thẳng đúng thế).
Căn cứ vào những dấu hiệu nhận biết để biết răng hô là răng như thế nào
Khi bạn ngậm khít hai hàm mà răng hàm dưới ở ngoài răng hàm trên thì chắc chắn là bạn đã bị hô ngược
Nếu răng mọc sai thế và khấp khểnh hay chồng lên nhau mà vẫn đúng thể thẳng đứng thì chưa chắc bạn bị hô. Lúc này hãy quan sát thêm ảnh chụp nghiêng mặt. Nếu bạn thấy vòm miệng vẫn nhô ra thì bạn bị hô do xương hàm không phải do răng
Khi khuôn răng rất đều đặn tính trên cùng một hàm nhưng ảnh chụp nghiêng vẫn cho thấy vòm miệng nhô ra thì hẳn nhiên bạn bị bô nhưng không phải do răng mà là do xương hàm đưa ra ngoài.
Nguồn: http://benhvienniengrang.com/ho-ham-co-nieng-rang-duoc-khong-giai-dap-tu-bac-si/