[PR]上記の広告は3ヶ月以上新規記事投稿のないブログに表示されています。新しい記事を書く事で広告が消えます。
1. Xác định nguyên nhân gây hô để có cách chữa hiệu quả
Răng hô là tình trạng răng bị chìa ra phía trước làm vùng miệng rất mất thẩm mỹ, nhất là những trường hợp hô hàm trên, sẽ khiến chủ nhân không khép môi được khi cười, và điều này khiến mọi người luôn mất tự tin. Xem thêm: niềng răng cửa
Hô xuất phát từ 3 nguyên nhân chính và mỗi nguyên nhân sẽ được chỉ định những cách chữa khác nhau:
+ Hô do răng.
+ Hô do xương hàm.
+ Hô do cả răng và xương hàm.
2. Top 4 cách chữa răng hô vẩu hiệu quả
Để khắc phục tình trạng răng hô vẩu, các bác sĩ nha khoa hàng đầu khuyên sử dụng một số cách chữa răng hô như sau:
a. Cách chữa răng hô bằng phương pháp mài răng
Mài răng là phương pháp nhanh nhất trong tất cả những cách chữa răng hô vẩu. Bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ đi một phần men răng và chóp răng của những chiếc răng hô.
Phương pháp này sẽ tác động lên răng, vì thế chỉ mài được 1 phần nhất định, nếu mài răng sâu sẽ làm ảnh hưởng đến răng thật, gây đau hoặc ê buốt cho bệnh nhân về sau. Do đó, chữa răng hô bằng mài răng chỉ được áp dụng cho những trường hợp hô nhẹ.
b. Cách chữa răng hô bằng bọc răng sứ
Bọc răng sứ cũng là 1 cách chữa răng hô hiệu quả áp dụng nếu răng hô nhẹ. Trước khi bọc răng sứ các nha sĩ cũng như kỹ thuật viên phải thực hiện thao tác chỉnh để tạo hình lại thân răng, sao cho thân răng mọc thẳng đứng chấm dứt tình trạng hô. Sau đó sẽ mài cùi răng để định vị mão răng sứ sau đó.
Tuy nhiên, cũng giống phương pháp mài cùi răng, bọc răng sứ cũng phải tác động lên thân răng, do đó, chỉ hiệu quả với những răng hô, vẩu nhẹ, không có tác dụng trong những trường hợp răng khấp khểnh, hô nhiều.
c. Phẫu thuật cách điều trị răng vẩu
Phẫu thuật để chữa răng hô là cách để dành cho những trường hợp hô do cấu trúc xương hàm gây ra, không phải do răng. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ phẫu thuật, can thiệp vào xương hàm, tác động vào cấu trúc xương hàm, có thể cắt một phần xương hàm bị để thu ngắn sao cho tỷ lệ hài hòa với khung xương hàm trên hoặc dưới.
b. Niềng răng cách khắc phục răng hô vẩu
Niềng răng là cách tốt nhất để khắc phục răng hô vẩu khi bị hô do răng gây ra. Kỹ thuật cơ bản của niềng răng là dùng các khí cụ mắc cài, dây thun để tác động lên răng, làm cho răng di chuyển từ từ về đúng vị trí trên cung hàm, sao cho những răng hô không còn nữa.
Nguồn: http://benhvienniengrang.com/chi-phi-nieng-2-rang-cua-gia-het-bao-nhieu-tien/
1/ Nguyên nhân gây hiện tượng tụt lợi chân răng
+ Do bệnh lý
Hiện tượng bị tụt lợi chân răng là bệnh răng miệng khá phổ biến mà nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh lý gây nên như viêm lợi, viêm chân răng, viêm nha chu… Khi phần lợi bị tổn thương, sưng tấy do vi khuẩn xâm nhập, thậm chí các tổ chức răng xung quanh bị tác động thì dần dần phần lợi sẽ bị tụt xuống, làm cho phần chân răng như dài ra.
+ Do chải răng quá mạnh
Bên cạnh đó, việc chải răng quá mạnh cũng khiến cho tình trạng mất men răng và cement chân răng có thể xảy ra từ từ hoặc đột ngột, do đó cũng bị tụt lợi nhẹ dần. Nếu tổ chức cứng của răng bị mòn nhanh có thể gây buốt răng, nếu mòn từ từ thì thường không bị buốt răng vì răng có cơ chế bảo vệ tạo ra các lớp ngà phản ứng ở vị trí sát tủy răng làm cho ngà răng dày lên. Xem thêm: Lợi không dính chân răng
+ Do sang chấn
Các sang chấn khớp cắn cũng là yếu tố phối hợp làm trầm trọng tình trạng co lợi do kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ. Những răng bị lệch ra ngoài cung hàm cũng dễ bị tụt lợi. Đặc biệt sự co kéo quá mức của các phanh môi, má thường gây tụt lợi của răng bên dưới. Tụt lợi còn là hậu quả của một số biện pháp điều trị vùng quanh răng hoặc điều trị nắn chỉnh răng.
Ở những răng có phần lợi bám dính ít và mỏng, nếu kèm theo tụt lợi sẽ không còn lợi che phủ cổ răng và chân răng. Những vùng này sẽ dễ bị mòn do cọ sát từ thức ăn hoặc bàn chải khi chải răng, gây nên tình trạng ê buốt cho bệnh nhân khi ăn nhai. Đặc biệt, nếu như tụt lợi chân răng kèm theo viêm nha chu thì tình trạng răng bị lung lay và dẫn đến mất răng là hoàn toàn có thể xảy ra.
2/ Cách khắc phục hiện tượng tụt lợi chân răng
Chăm sóc răng miệng
Với những người có hiện tượng tụt lợi chân răng thì khi chải răng nên sử dụng các loại phổ biến nhất có fluoride, fluoride có tác dụng làm men răng cứng hơn, trong thuốc có các hạt tinh thể sẽ bám vào những vị trí lỗ ống ngà bị hở làm giảm ê buốt răng.
Những người ê buốt răng có thể dùng loại kem chải răng có 5% potassium nitrate, chất này thấm vào các ống ngà, giúp giảm cảm giác nhạy cảm của răng. Nên chọn loại bàn chải có đầu lông tròn mềm để làm giảm nguy cơ sang chấn lợi làm tụt lợi, mòn cement răng và ngà răng, hạn chế tác động đến men răng.
Ngoài ra, bệnh nhân bị tụt lợi còn có thể sử dụng nước súc miệng và thực hiện chế độ ăn khoa học. Người bị tụt lợi nên dùng nước súc miệng có chlorhexidine (0,12%), sodium fluoride (0,2%), potassium nitrate (3%) có tác dụng giảm ê buốt và giảm mòn răng.
Ghép vạt lợi
Với trường hợp bị tụt lợi nặng thì bệnh nhân có thể được ghép các vạt niêm mạc ở vùng răng kế cận, bù lại phần lợi bị tụt để che phủ chân răng và cổ răng, tránh mòn tổ chức cứng của răng.
Nguyên tắc của các phẫu thuật này là sử dụng các vạt niêm mạc ở vùng răng kế cận, có hoặc không kèm theo vật liệu ghép, để che phủ vùng chân răng bị tụt lợi. Các phương pháp thường được sử dụng để che phủ chân răng bao gồm: vạt có chân nuôi, ghép lợi tự do tự thân, ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô và phương pháp mới nhất là tái tạo mô có hướng dẫn với màng sinh học.
Thao tác ghép vạt lợi cũng không quá phức tạp, tuy nhiên bạn nên chọn những trung tâm nha khoa uy tín để thực hiện ghép lợi một cách tốt nhất. Nha khoa Kim là một địa chỉ đáng tin cậy để bạn lựa chọn vì đáp ứng đủ những tiêu chí về trình độ bác sỹ, cơ sở vật chất hiện đại cũng như chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau điều trị rất tốt.
Nguồn: http://laycaorang.org/chay-mau-chan-rang-sau-khi-lay-cao-rang/
1/ Viêm chân răng ở trẻ nguy hiểm như thế nào?
Nướu răng là phần mô mềm bao quanh chân răng bên cạnh hệ thống dây chằng nha chu. Bệnh về viêm nướu là khi có tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở hệ thống phần mềm này và không ảnh hưởng đến hệ thống nha chu như xương ổ răng, dây chằng nha chu và cement gốc răng. Xem thêm: Trẻ con bị hôi miệng là bệnh gì
Trẻ đang giai đoạn mọc răng, nướu răng trở nên dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn bình thường nên cũng dễ bị viêm hơn. Vệ sinh răng miệng kém dẫn đến hình thành các mảng bám trên răng và cao răng. Vi khuẩn sẽ phát sinh trên các mảng bám này và tiết ra các độc tố làm ảnh hưởng đến nướu.
Nếu không được điều trị kịp thời thì viêm nướu sẽ chuyển thành viêm chân răng, viêm nha chu rất nguy hiểm. Khi viêm nướu diễn tiến thành viêm chân răng thì quá trình điều trị cũng phức tạp hơn.
2/ Dấu hiệu nhận biết tình trạng trẻ bị viêm chân răng
Nướu của trẻ bình thường có màu hồng nhưng khi mắc các bệnh răng miệng, đặc biệt là viêm nướu, viêm chân răng thì sẽ chuyển sang màu đỏ kèm theo sưng tấy. Viêm chân răng ở trẻ em không chỉ biểu hiện ở bên ngoài mà bệnh bên trong vẫn âm thầm phát triển.
Sau đó một thời gian, bệnh sẽ phát lại theo cấp độ nặng hơn, dài ngày hơn. Đến một thời điểm nào đó, bệnh phát nặng sẽ không tự thuyên giảm nữa.
Ở giai đoạn đầu của bệnh lý thì hiện tượng chảy máu chân răng sẽ xảy ra kèm theo hôi miệng. Do đó, khi vệ sinh răng miệng cho bé bạn nhận thấy dấu hiệu này thì không nên coi thường. Khi bệnh viêm chân răng đã phát triển nghiêm trọng thì phần nướu sẽ có xu hướng tách khỏi răng gây tụt lợi, răng có cảm giác như dài ra.
Vi khuẩn cũng sẽ xâm nhập tiết ra độc tố tạo thành các túi mủ, gây tiêu xương răng cũng như phá hủy các tổ chức dây chằng nha chu xung quanh răng.
Nguồn: http://laycaorang.org/viem-chan-rang-khi-mang-thai-phai-lam-the-nao/
Biểu hiện của móm khá dễ nhận biết: Xương hàm dưới đưa ra phía trước, khi ngậm miệng răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên, cằm lệch, gây mất hài hòa khuôn mặt.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến móm(vẩu) nhưng đa số do di truyền, bên cạnh đó còn có thói quen thường gặp lúc nhỏ như đẩy lưỡi, hay trượt hàm dưới ra ngoài… Xem thêm: Niềng răng tháo lắp mức 3
Móm được chia thành 2 loại:
Móm do răng
Móm dạng này rất dễ nhận biết như các răng hàm dưới chìa ra ngoài quá nhiều so với xương hàm. Với phân loại móm do răng thì niềng răng là bắt buộc và mang lại hiệu quả, bạn phải trải qua khoảng 1- 2 năm với bác sĩ chỉnh nha, sau khi răng đã về đúng vị trí theo kế hoạch thì bạn phải mang khí cụ trong 1 thời gian để đem lại chức năng ăn nhai cho hàm răng của bạn
Móm do xương hàm
Đối với trường hợp móm(vẩu) quá mức, các rối loạn khớp cắn và khớp thái dương hàm, làm mất cân xứng giữa xương hàm mặt và khối xương sọ thì niềng răng cũng khó khắc phục cách hiệu quả, bác sỹ chỉnh nha kết hợp cùng với bác sỹ tạo hình.
Phương pháp niềng răng móm với mắc cài
Mắc cài gắn bên trong răng
+ Ưu điểm: Thẩm mỹ hơn vì niềng răng không bị nhìn thấy khi giao tiếp
+ Khuyết điểm:
Thời gian niềng răng kéo dài hơn gắn mắc cài mặt ngoài
Khó vệ sinh hơn gắn mắc cài mặt ngoài nên dễ gây viêm nướu, hôi miệng
Hê thống dây cung và mắc cài gắn bên trong làm cho lưỡi vướng víu, khó phát âm hơn
Mắc cài gắn bên ngoài răng
+ Ưu điểm: Thời gian niềng răng nhanh hơn loại mắc cài gắn mặt trong răng. Giữ vệ sinh răng tiện lợi hơn.
+ Khuyết điểm:
Không thẩm mỹ bằng loại mắc cài gắn mặt trong răng.
niềng răng móm với mắc cài kim loại
Niềng răng móm không mắc cài “Invisalign”
Đây là loại thẩm mỹ cao và tiện lợi. Mang khay trong suốt để điều chỉnh vị trí các răng. Bạn sẽ thấy rất thoải mái và tự tin khi sử dụng dịch vụ niềng răng này với những ưu điểm sau:
+ Ưu điểm:
Niềng răng với khay Invisalign bạn có thể tháo ra lắp vào khi sử dụng
Rất dễ vệ sinh răng và tiện lợi khi ăn uống, phát âm
Khó ai nhận ra bạn đang niềng răng, so với niềng răng gắn mắc cài, niềng răng với khay Invisalign thẩm mỹ hơn rất nhiều.
Phương pháp niềng răng móm với khí cụ tháo lắp
Thường dùng cho răng hỗn hợp (tức là răng trẻ em chưa thay hết, vừa có răng sữa, vừa có răng trưởng thành)
Có ưu điểm là tiện lợi nhưng chỉ dùng ở một số trường hợp niềng răng đơn giản cho răng trưởng thành, hoặc phối hợp với các loại niềng răng khác.
Nguồn: http://benhvienniengrang.com/rang-bi-sau-co-nieng-rang-duoc-khong/
Niềng răng xong vẫn xấu bởi những nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, do bác sĩ chẩn đoán sai nguyên nhân bị hô răng ngay từ đầu, dẫn đến mọi phương pháp thực hiện chỉnh răng sau đó đều bị sai.
Thứ hai, khi tìm hiểu nguyên nhân bị hô do răng nhưng sau khi niềng răng xong vẫn xấu thì khả năng rất cao do kỹ thuật thực hiện của bác sĩ không tốt. Bác sĩ chỉnh nha có tay nghề yếu, không những chỉ định sai phương pháp chữa hô khiến bạn tốn thời gian, mà kỹ thuật bác sĩ tăng lực tác dụng vào khí cụ nha khoa không đủ lực giúp dịch chuyển răng về vị trí mong muốn, răng có thể dịch chuyển sai hướng hoặc vị trí răng dịch chuyển không đáng kể, do đó răng vẫn bị hô. Xem thêm: Nha khoa thủ dầu một
Thứ 3, niềng răng xong vẫn xấu có thể do bạn lựa chọn nha khoa kém uy tín, không có đủ cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hiện đại để đánh giá đúng tình trạng hô của răng cũng như xác định phương pháp hỗ trợ điều trị tốt cho bạn.
Thứ 4, nguyên nhân nữa khiến niềng răng xong vẫn xấu là do cách chăm sóc răng miệng của bạn không đúng cách trong thời gian đeo niềng: Bạn ăn những thức phẩm quá cứng hoặc dai dẫn đến bung sút dây cung và ảnh hưởng đến mắc cài, làm giảm chất lượng của quá trình niềng răng.
Để hạn chế niềng răng xong vẫn xấu, bạn nên thực hiện các tiêu chí sau:
Đầu tiên, bạn hãy lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, được bộ y tế cấp phép hoạt động, địa chỉ nha khoa đó phải có đầy đủ máy móc, thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến.
Bác sĩ là có nghiệp vụ giỏi, am hiểu về cấu trúc răng và đã thực hiện qua nhiều ca niềng răng chỉnh nha mới chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây hô răng của bạn, từ đó mới quyết định phương pháp hỗ trợ điều trị tốt dành cho bạn.
Bên cạnh đó, trong thời gian niềng răng bạn cần tuân thủ những yêu cầu của bác sĩ nha khoa để cho kết quả cao. Hãy giữ cho răng miệng của bạn luôn sạch sẽ, không nên ăn những thực phẩm quá cứng và dai, tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Nguồn: http://benhvienniengrang.com/thao-nieng-rang-truoc-thoi-han-co-duoc-khong/